Tương quan lực lượng Chiến_dịch_Điện_Biên_Phủ

Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lực lượng QĐNDVN tham gia gồm:

- 11 trung đoàn bộ binh thuộc các đại đoàn bộ binh 304, 308, 312, 316

- 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn pháo binh M-101/M-102 105 mm (24 khẩu)

- 1 Trung đoàn pháo binh M-20 75 mm (24 khẩu) và súng cối M1938 120 mm (16 khẩu)

- 1 Trung đoàn gồm 24 pháo cao xạ 61K-37 mm (367) (sau được tăng thêm một Tiểu đoàn 12 khẩu) vốn là phối thuộc của đại đoàn công pháo 351 (công binh – pháo binh)

Bộ Chỉ huy Chiến dịchTư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy: Đại tướng Võ Nguyên Giáp.Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái.Chủ nhiệm Cung cấp: Thiếu tướng Đặng Kim Giang.Chủ nhiệm Chính trị: Lê Liêm.
Đại đoànTrung đoànTiểu đoànGhi chú
Đại đoàn Bộ binh 304 (thiếu)
Danh hiệu: Vinh Quang
Mật danh: Nam Định
Tư lệnh: Đại tá Hoàng Minh Thảo
Chính ủy: Lê Chưởng
Tham mưu trưởng: Nam Long
Trung đoàn Bộ binh 9
Chỉ huy: Trần Thanh Tú
Tiểu đoàn 353,
Tiểu đoàn 375,
Tiểu đoàn 400
Tham gia từ đợt 3
Trung đoàn Bộ binh 57
Chỉ huy: Nguyễn Cận
Tiểu đoàn 265,
Tiểu đoàn 346,
Tiểu đoàn 418
Đại đoàn Bộ binh 308
Danh hiệu: Quân Tiên Phong
Mật danh: Việt Bắc
Tư lệnh: Đại tá Vương Thừa Vũ
Chính ủy: Song Hào
Tham mưu trưởng: Nguyễn Hải
Trung đoàn Bộ binh 36
Danh hiệu: Bắc Bắc
Mật danh: Sa Pa
Chỉ huy: Phạm Hồng Sơn
Tiểu đoàn 80,
Tiểu đoàn 84,
Tiểu đoàn 89
Trung đoàn Bộ binh 88
Danh hiệu: Tu Vũ
Mật danh: Tam Đảo
Chỉ huy: Bùi Nam Hà
Tiểu đoàn 23,
Tiểu đoàn 29,
Tiểu đoàn 322
Trung đoàn Bộ binh 102
Danh hiệu: Thủ đô
Mật danh: Ba Vì
Chỉ huy: Nguyễn Hùng Sinh
Tiểu đoàn 18,
Tiểu đoàn 54,
Tiểu đoàn 79
Đại đoàn Bộ binh 312
Danh hiệu: Chiến Thắng
Mật danh: Bến Tre
Tư lệnh: Lê Trọng Tấn
Chính ủy: Trần Độ
Tham mưu trưởng: Hoàng Kiện
Trung đoàn Bộ binh 141
Chỉ huy: Quang Tuyến
Tiểu đoàn 11,
Tiểu đoàn 16,
Tiểu đoàn 428
Trung đoàn Bộ binh 165
Danh hiệu: Lao Hà Yên, Thành đồng biên giới
Mật danh: Đông Triều
Chỉ huy: Lê Thùy
Tiểu đoàn 115,
Tiểu đoàn 542,
Tiểu đoàn 564
Trung đoàn Bộ binh 209
Danh hiệu: Sông Lô
Chỉ huy: Hoàng Cầm
Tiểu đoàn 130,
Tiểu đoàn 154,
Tiểu đoàn 166
Đại đoàn Bộ binh 316
Danh hiệu: Bông Lau
Mật danh: Biên Hòa
Tư lệnh: Đại tá Lê Quảng Ba
Chính ủy: Chu Huy Mân
Tham mưu trưởng: Vũ Lập
Trung đoàn Bộ binh 98
Chỉ huy: Vũ Lăng
Tiểu đoàn 215,
Tiểu đoàn 439,
Tiểu đoàn 938
Trung đoàn Bộ binh 174
Danh hiệu: Cao Bắc Lạng
Mật danh: Sóc Trăng
Chỉ huy Nguyễn Hữu An
Tiểu đoàn 249,
Tiểu đoàn 251,
Tiểu đoàn 255
Trung đoàn Bộ binh 176Tiểu đoàn 888,
Tiểu đoàn 910,
Tiểu đoàn 999
Tiểu đoàn 888 từ đợt 2, còn lại từ đợt 3
Đại đoàn Công Pháo 351
Mật danh: Long Châu
Tư lệnh: Đào Văn Trường (quyền)
Chính ủy Phạm Ngọc Mậu
Trung đoàn Lựu pháo 45
Danh hiệu: Tất Thắng
Chỉ huy: Nguyễn Hữu Mỹ
Tiểu đoàn 632,
Tiểu đoàn 954
24 lựu pháo 105mm
Trung đoàn Sơn pháo 675
Danh hiệu: Anh Dũng
Chỉ huy: Doãn Tuế
Tiểu đoàn 175,
Tiểu đoàn 275
20 sơn pháo 75mm
Trung đoàn Cao xạ 367 (thiếu)
Chỉ huy: Lê Văn Tri
2 tiểu đoàn cao xạ 37mm24 cao xạ 37mm,
sau tăng cường thêm 1 tiểu đoàn
Trung đoàn Công binh 151
Chỉ huy: Phạm Hoàng
4 tiểu đoàn công binh
Trung đoàn Pháo binh 237Tiểu đoàn súng cối 413,
Tiểu đoàn hỏa tiễn H6,
Tiểu đoàn ĐKZ 75mm
54 súng cối 82mm,
12 pháo phản lực H6 75mm,
? ĐKZ 75mm.
Tiểu đoàn 413 từ đợt 1,
còn lại từ đợt 3
Tiểu đoàn Súng cối 8320 súng cối 120mm

Quân đội Liên hiệp Pháp

Sơ đồ bố trí của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ vào tháng 3 năm 1954. Vị trí các cụm cứ điểm của Quân đội Pháp nằm trên các ngọn đồi được gia cố hệ thống phòng thủ (màu xanh).

Lực lượng quân Pháp ở Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh (trong quá trình chiến dịch được tăng viện 4 tiểu đoàn và 2 đại đội lính nhảy dù), 2 tiểu đoàn pháo binh 105 ly (24 khẩu - sau đợt 1 được tăng thêm 4 khẩu nguyên vẹn và cho đến ngày cuối cùng được thả xuống rất nhiều bộ phận thay thế khác), 1 đại đội pháo 155 ly (4 khẩu), 2 đại đội súng cối 120 ly (20 khẩu), 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn (10 chiếc M24 Chaffee do Mỹ cung cấp), 1 đại đội xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc (7 máy bay khu trục, 6 máy bay liên lạc trinh sát, 1 máy bay lên thẳng). Lực lượng này gồm khoảng 16.200 quân được tổ chức thành 3 phân khu:

  • Phân khu Bắc: Him Lam (Béatrice), Độc Lập (Gabrielle), Bản Kéo (Anne Marie 1, 2). Đồi Độc lập có nhiệm vụ án ngữ phía bắc, ngăn chặn con đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Trung tâm đề kháng Him Lam, tuy thuộc khu trung tâm, nhưng cùng với các vị trí Đồi Độc lập, Bản Kéo là những vị trí ngoại vi đột xuất án ngữ phía đông bắc, ngăn chặn tiến công từ hướng Tuần Giáo vào.
  • Phân khu Trung tâm: Các điểm cao phía đông – Dominique, Eliane, sân bay Mường Thanh, và các cứ điểm phía tây Mường Thanh – Huguette, Claudine, đây là khu vực mạnh nhất của quân Pháp, tập trung hai phần ba lực lượng (8 tiểu đoàn, gồm 5 tiểu đoàn chốt giữ và 3 tiểu đoàn cơ động).
  • Phân khu Nam: cụm cứ điểm và sân bay Hồng Cúm – Isabella.
Bộ Chỉ huy Binh đoàn Tác chiến Tây Bắc (Le Groupement Opérationnel du Nord-Ouest - GONO)Chỉ huy trưởng: Đại tá Christian de CastriesTham mưu trưởng: Trung tá Louis Guth (sau lần lượt các Trung tá Keller, Ducroix, và cuối cùng là Hubert de Séguin-Pazzis)
Cụm tác chiếnCứ điểmTiểu đoànGhi chú
Phân khu Bắc
Chỉ huy trưởng: Trung tá André Trancart
Anne-Marie
(Bản Kéo)
Tiểu đoàn Thái số 3
(3e bataillon thaï - BT 3)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Léopold Thimonnier
Gabrielle
(Độc Lập)
Tiểu đoàn 5, Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa Algérie số 7
(5e bataillon du 7e régiment de tirailleurs algériens - V/7e RTA)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Roland de Mecquenem
(Thiếu tá Edouard Kah đang nhận bàn giao)
Phân khu Trung tâm
Chỉ huy trưởng: Trung tá Jules Gaucher
(tử trận ngày 13/3, sau Trung tá Pierre Langlais kiêm thay)
Béatrice
(Him Lam)
Tiểu đoàn 3, Bán Lữ đoàn Lê dương số 13
(3e bataillon de la 13e demi-brigade de Légion étrangère - III/13e DBLE)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Paul Pégot
ClaudineTiểu đoàn 1, Bán Lữ đoàn Lê dương số 13
(1er bataillon de la 13e demi-brigade de Légion étrangère - I/13e DBLE))
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá de Brinon
(sau Thiếu tá Robert Coutant thay)
DominiqueTiểu đoàn 3, Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa Algérie số 3
(3e bataillon du 3e régiment de tirailleurs algériens - III/3e RTA)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Jean Garandeau
ÉlianeTiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa Maroc số 4
(1er bataillon du 4e régiment de tirailleurs marocains - I/4e RTM)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Jean Nicolas
Tiểu đoàn Thái số 2
(2e bataillon thaï - BT 2)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Maurice Chenel
HuguetteTiểu đoàn 3, Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa Algérie số 2
(1er bataillon du 2e régiment étranger d'infanterie - I/2e REI)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Clémençon
FrançoiseBinh đoàn Biệt kích Cơ động Thái số 1
( 1er groupement mobile de partisans thaïs - GMPT 1)
Chỉ huy trưởng: Trung úy Réginald Wième
3 đại đội
JunonCụm quân phụ lực Thái Trắng
(Compagnie de supplétifs "Thaïs Blancs")
Chỉ huy trưởng: Đại úy Michel Duluat
2 đại đội
Binh đoàn Đổ bộ Đường không số 2
Groupement Aéroporté 2 - GAP 2
Chỉ huy trưởng: Trung tá Pierre Langlais
EpervierTiểu đoàn Xung kích Dù số 8
(8e bataillon de parachutistes de choc - 8e BPC)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Pierre Tourret
Tiểu đoàn Hải ngoại Dù số 1
(1er bataillon étranger de parachutistes - 1er BEP)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Maurice Guiraud
Tiểu đoàn Bảo an Dù số 5
(5e bataillon de parachutistes vietnamiens - 5e BPVN)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy André Botella
Phân khu Nam
Chỉ huy trưởng: Trung tá André Lalande
Isabelle
(Hồng Cúm)
Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Bộ binh Hải ngoại số 3
(3e bataillon du 3e régiment étranger d'Infanterie - III/3e REI)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Henri Grand d'Esnon
Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa Algérie số 1
(2e bataillon du 1er régiment de tirailleurs algériens - II/1er RTA)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Pierre Jeancenelle
Pháo binh
Chỉ huy trưởng: Trung tá Charles Piroth
(tự sát ngày 15/3, Trung tá Guy Vaillant lên thay)
Cụm A
(Groupement A)
Chỉ huy trưởng: Thiếu tá Alliou
* 12 đại bác 105 mm M2A1
* 20 cối 120 mm
Cụm B

(Groupement B)

Chỉ huy trưởng: Thiếu tá Paul Knecht
* 4 đại bác 155 mm M114
* 12 đại bác 105 mm M2A1
* 8 cối 120 mm
* 4 đại liên hạng nặng 12,7mm 4 nòng Quad-50 M2
Thiết giáp
Chỉ huy trưởng: Đại úy Yves Hervouët
Chi đội thiết giáp10 xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee
Tăng viện16 tháng 3Tiểu đoàn Dù Thuộc địa số 6
(6e bataillon de parachutistes coloniaux - 6e BPC)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Marcel Bigeard
4 tháng 4Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Khinh quân Dù số 1
(2e bataillon du 1er régiment de chasseurs parachutistes - II/1er RCP)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Jean Bréchignac
12 tháng 4Tiểu đoàn Dù Hải ngoại số 2
(2e bataillon étranger de parachutistes - 2e BEP)
Tiểu đoàn trưởng: Thiếu tá Hubert Liesenfelt
1 tháng 5Tiểu đoàn Dù Thuộc địa số 1
(1er bataillon de parachutistes coloniaux - 1er BPC)
Tiểu đoàn trưởng: Đại úy Guy Bazin de Bezons
2 đại đội

Tổng cộng tất cả là 10 trung tâm đề kháng được đặt theo tên phụ nữ Pháp: Gabrielle (Bắc), Béatrice, Dominique (Đông), Eliane, Isabelle (Nam), Junon, Claudine, Françoise (Tây), Huguette và Anne Marie. 10 trung tâm đề kháng lại chia ra thành 49 cứ điểm phòng thủ kiên cố liên hoàn trang bị hỏa lực mạnh yểm trợ lẫn nhau; có 2 sân bay: Mường Thanh và Hồng Cúm để lập cầu hàng không. Tổng cộng quân Pháp ban đầu có hơn 10.800 quân, cùng với đó là 2.150 lính phụ lực bản xứ và Quốc gia Việt Nam. Trong trận đánh có thêm hơn 4.300 lính (trong đó có 1.901 lính phụ lực bản xứ) được tiếp viện cho lòng chảo. Đại tá Christian de Castries (trong thời gian chiến dịch được thăng hàm Chuẩn tướng) là Chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm.

Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: một ở Mường Thanh, một ở Hồng Cúm, có thể yểm trợ lẫn nhau và cho tất cả các cứ điểm khác khi bị tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trung tâm đề kháng còn có hỏa lực riêng, bao gồm nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa, và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những cứ điểm chung quanh.

Đường bay yểm trợ không quân của Pháp.

Hỗ trợ cho Điện Biên Phủ là lực lượng không quân Liên hiệp Pháp, và không quân dân sự Mỹ. Tổng cộng Pháp huy động 100 máy bay C-47 Dakota, cộng thêm 16 máy bay C-119 của Mỹ. Máy bay ném bom gồm 48 chiếc B-26 Invader, 8 oanh tạc cơ Privater. Máy bay cường kích gồm 227 chiếc F6F Hellcat, F8F BearcatF4U Corsair.[14] Điện Biên Phủ có hai sân bay. Sân bay chính ở Mường Thanh, và sân bay dự bị ở Hồng Cúm, nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiếc máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 - 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 - 150 tấn.

Tất cả các khẩu pháo 155mm và 105mm và tất cả đạn dược của Pháp đều được đưa từ Mỹ tới. Ngày 22 tháng 3, Tổng thống Mỹ Eisenhower chỉ thị cho Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân phải giải quyết cấp tốc các yêu cầu của Navarre. Một cầu hàng không được Mỹ thiết lập từ Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Philippines đến Bắc Bộ, rồi từ sân bay Cát Bi, Gia Lâm lên Điện Biên Phủ để đáp ứng kịp thời nhu cầu của quân Pháp, thậm chí cả những chiếc dù để thả hàng. Theo Benard Fall, việc tiếp tế bằng đường hàng không của Mỹ cho Điện Biên Phủ đã tiêu thụ 82.296 chiếc dù, đã "bao phủ cả chiến trường như tuyết rơi, hoặc như một tấm vải liệm". Mỹ còn viện trợ cho Pháp loại bom mới Henlipholit, bên trong chứa hàng ngàn mảnh câu sắc nhằm sát thương hàng loạt bộ binh đối phương.[15]

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau. Mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự độc lập. Nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành cụm cứ điểm, gọi là "trung tâm đề kháng theo kiểu phức hợp", có lực lượng cơ động, hỏa lực riêng, hệ thống công sự vững chắc, chung quanh là hào giao thông và hàng rào dây kẽm gai, khả năng phòng ngự khá mạnh. Mỗi một phân khu gồm nhiều trung tâm đề kháng kiên cố như vậy. Mỗi trung tâm đề kháng, cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm, đều có hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, chịu được tác động của đạo pháo 105mm. Hệ thống công sự phụ (hàng rào, bãi dây thép gai, bãi mìn) dày đặc, hệ thống hỏa lực rất mạnh. Pháp đã rải xuống hàng ngàn km dây kẽm gai, chôn hàng vạn các loại mìn: mìn phát sáng, mìn sát thương, mìn cóc nhảy, hay mìn chứa xăng khô napalm để thiêu cháy hàng loạt bộ binh. Phương tiện chống đạn khói, máy hồng ngoại tuyến bắn đêm, áo chống đạn, súng phóng lựu hiện đại nhất cũng được cung cấp.

Theo đánh giá thì khu trung tâm tập đoàn cứ điểm chỉ rộng khoảng 2,5 km vuông đã có tới 12 khẩu 105mm, 4 khẩu 155mm, 24 khẩu cối 120mm và 81mm và một số dự trữ đạn dược khổng lồ (tương đương từ 6 đến 9 cơ số đạn trước trận đánh, hơn 100.000 viên) là quá mạnh. Navarre đã viết trong hồi ký: "Tất cả đều có những cảm tưởng thuận lợi trước sức mạnh phòng thủ của tập đoàn cứ điểm và tinh thần tốt của đạo quân đóng ở đây. Không một ai mảy may tỏ ý lo ngại... Chưa có một quan chức dân sự hoặc quân sự nào đến thăm (bộ trưởng Pháp và nước ngoài, những tham mưu trưởng của Pháp, những tướng lĩnh Mỹ) mà không kinh ngạc trước sự hùng mạnh của nó cũng như không bày tỏ với tôi tình cảm của họ".[13]

Đặc biệt, trước khi trận đánh diễn ra, đích thân Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon (sau này trở thành Tổng thống) đã lên thị sát việc xây dựng cụm cứ điểm để "đảm bảo cho khoản đầu tư của Mỹ ở Đông Dương được sử dụng hiệu quả".

Những khó khăn của QĐNDVN

Về phía QĐNDVN, tuy có quân số đông hơn đối phương nhưng chưa có kinh nghiệm đánh công kiên lớn trên cấp tiểu đoàn. Theo lý thuyết quân sự "Ba công một thủ", bên tấn công phải mạnh hơn bên phòng thủ ít nhất là 3 lần cả về quân số lẫn hỏa lực thì mới là cân bằng lực lượng. Về quân số, QĐNDVN chỉ vừa đạt tỉ lệ này, nhưng về hỏa lực và trang bị thì lại kém hơn hẳn so với Pháp. Như các cuộc chiến tranh trước đó đã cho thấy, một nhóm nhỏ quân phòng thủ trong công sự kiên cố trên cao, sử dụng hỏa lực mạnh như đại liên có thể chặn đứng và gây thương vong nặng nề cho lực lượng tấn công đông hơn nhiều lần, đó gọi là lợi thế trên cao. Tiêu biểu như trận Iwo Jima, quân Mỹ dù áp đảo 5 lần về quân số và hàng chục lần về hỏa lực nhưng vẫn bị quân Nhật phòng thủ trong các mỏm núi và lô cốt gây thương vong nặng nề (trận này quân Mỹ chịu thương vong còn cao hơn Nhật).

Trong từng trận đánh cụ thể, việc tiếp cận đồn Pháp cũng không dễ dàng. Khi Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 tháng 11 năm 1953, một trong những công việc đầu tiên của họ là dồn hàng nghìn dân sống ở trung tâm Điện Biên Phủ vào khu vực bản Noong Nhai. Sau đó, quân Pháp san phẳng mọi lùm cây và chướng ngại vật trong thung lũng, để tạo điều kiện tối đa cho tầm nhìn và tầm tác xạ của các loại hỏa lực, tiếp đó là để lấy nguyên vật liệu nhằm xây dựng tập đoàn cứ điểm. Các loại hỏa lực như xe tăng, lựu pháo, súng cối, súng phóng lựu, DKZ v.v... được bố trí để bắn ngay khi phát hiện mục tiêu, nếu cần thì có thể gọi cả máy bay ném bom. Để có thể xung phong tiếp cận căn cứ địch, bộ đội Việt Nam sẽ phải chạy khoảng 200m giữa địa hình trống trải dày đặc dây kẽm gai và bãi mìn, phải hứng chịu đủ loại hỏa lực của Pháp mà không hề có xe thiết giáp và chướng ngại vật che chắn. Chỉ huy Pháp tự tin rằng, nếu QĐNDVN chỉ biết học theo Chiến thuật biển ngườiTrung Quốc áp dụng ở Triều Tiên, thì quân tấn công dù đông đảo tới đâu cũng sẽ bị bom, pháo và đại liên Pháp tiêu diệt nhanh chóng.

Xe tăng M24 Chaffee của Pháp do Mỹ viện trợ.

Thêm nữa, tuy quân Pháp bị bao vây vào giữa lòng chảo Điện Biên, Pháp ở đáy một chiếc mũ lộn ngược còn QĐNDVN ở trên vành mũ, nhưng đó là ở tầm quy mô chiến dịch. Từ đồn Pháp ra đến rìa thung lũng trung bình là 2 đến 3 km, vậy nên ở quy mô từng trận đánh thì Pháp lại ở trên cao, còn QĐNDVN phải ở dưới thấp tấn công lên. Quân Pháp cũng có dự trữ đạn pháo dồi dào hơn hẳn cùng với máy bay ném bom yểm trợ, nên áp đảo về hỏa lực: gấp 6 lần về đạn pháo và hơn tuyệt đối về không quânxe tăng. Trung bình cứ 1 bộ đội Việt Nam phải hứng chịu 2 trái pháo, 1 trái bom và 6 viên đạn cối, trong khi không có xe tăng hay pháo tự hành để che chắn yểm trợ khi tiến công.

Việc bắn tỉa cũng hoàn toàn không đơn giản. Giống như phục kích, không phải chỗ nào cũng có thể là chỗ bắn tỉa được. QĐNDVN tuy có lợi thế hơn, nhưng thường thì những địa điểm bắn tỉa hiệu quả chỉ tập trung vào một vài đoạn hào chủ yếu. Một khi quân Pháp đã kê súng máy, hay chiếm được lợi thế trước thì công việc gần như là bất khả thi. Các vũ khí bắn tỉa của bộ đội Việt Nam cũng khá thô sơ, phần lớn chỉ dùng thước ngắm thông thường, nên với những khoảng cách lớn, việc bắn tỉa không có hiệu quả.

Và đặc biệt khó khăn lớn nhất của QĐNDVN là khâu tiếp tế hậu cần. Phía Pháp cho rằng QĐNDVN không thể đưa pháo lớn (cỡ 105mm trở lên) vào Điện Biên Phủ, các khó khăn hậu cần của QĐNDVN là không thể khắc phục nổi nhất là khi mùa mưa đến. Navarre lý luận rằng Điện Biên Phủ ở xa hậu cứ Việt Minh 300–400 km, qua rừng rậm, núi cao, QĐNDVN không thể tiếp tế nổi lương thực, đạn dược cho 4 đại đoàn được, giỏi lắm chỉ một tuần lễ là QĐNDVN sẽ phải rút lui vì cạn tiếp tế. Trái lại quân Pháp sẽ được tiếp tế bằng máy bay, trừ khi sân bay bị phá hủy do đại bác của QĐNDVN. Navarre cho rằng trường hợp này khó có thể xảy ra vì sân bay ở quá tầm trọng pháo 105 ly của QĐNDVN, và dù QĐNDVN mang được pháo tới gần thì tức khắc sẽ bị máy bay và trọng pháo Pháp hủy diệt ngay.

Vì các lý do trên, khi thiết lập tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh Pháp và Mỹ đã đánh giá sai khả năng của đối phương và đều tự tin cho rằng Điện Biên Phủ là "pháo đài bất khả chiến bại", là "cái bẫy để nghiền nát chủ lực Việt Minh". Nếu QĐNDVN tấn công sẽ chỉ chuốc lấy thảm bại.

Tướng Cogny đã trả lời phỏng vấn rằng: "Chúng tôi đã có một hỏa lực mạnh đủ sức quét sạch đối phương đông gấp 4-6 lần… Tôi sẽ làm tất cả để bắt tướng Giáp phải "ăn bụi" và chừa cái thói muốn đóng vai một nhà chiến lược lớn". Tướng Navarre nhận xét: "Làm cho Việt Minh tiến xuống khu lòng chảo! Đó là mơ ước của Đại tá Castries và toàn ban tham mưu. Họ mà xuống là chết với chúng ta... Và cuối cùng, chúng ta có được cái mà chúng ta đang cần: đó là mục tiêu, một mục tiêu tập trung mà chúng ta có thể " quất cho tơi bời". Charles Piroth, chỉ huy pháo binh thì tự đắc: "Trọng pháo thì ở đây tôi đã có đủ rồi… Nếu tôi được biết trước 30 phút, tôi sẽ phản pháo rất kết quả. Việt Minh không thể nào đưa được pháo đến tận đây; nếu họ đến, chúng tôi sẽ đè bẹp ngay... và ngay cả khi họ tìm được cách đến, tiếp tục bắn, họ cũng không có khả năng tiếp tế đầy đủ đạn dược để gây khó khăn thật sự cho chúng tôi!" [13] Pierre Schoenderffer, phóng viên mặt trận của Pháp, nhớ rõ câu trả lời của Piroth: "Thưa tướng quân, không có khẩu đại bác nào của Việt Minh bắn được 3 phát mà không bị pháo binh của chúng ta tiêu diệt!"

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Điện_Biên_Phủ http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42287072 http://www.britannica.com/event/Battle-of-Dien-Bie... http://www.dailymotion.com/video/x1ziw4_dien-bien-... http://www.dailymotion.com/video/x1zjot_dien-bien-... http://www.dailymotion.com/video/x203x5_50e-annive... http://www.dailymotion.com/video/x204rs_dien-bien-... http://www.dailymotion.com/video/x2059h_bigeard-et... http://www.dailymotion.com/video/x2082a_john-foste... http://www.historynet.com/battle-of-dien-bien-phu.... http://www.militaryhistoryonline.com/20thcentury/a...